Tính dây dẫn điện nhà xưởng giúp doanh nghiệp làm chủ được tiến độ thi công cũng như chi phí mua nguyên vật liệu của mình. Xem ngay cách tính và các lưu ý khi tính toán chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
1. Tiêu chí để tính dây dẫn điện nhà xưởng chuẩn nhất
Dây dẫn điện giữ vai trò rất quan trọng, được sử dụng để truyền tải điện năng đến các bộ phận, trang thiết bị trong nhà xưởng. Không chỉ vậy, dây dẫn điện còn có chức năng cách điện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, tính toán và lựa chọn dây dẫn điện là việc làm vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và an toàn của công nhân viên nhà xưởng.
Để tính toán và lựa chọn được loại dây dẫn điện nhà xưởng phù hợp nhất, kỹ sư cần dựa vào thông số tổn hao trên dây và khả năng tải điện của dây dẫn. Hai thông số nêu trên được quyết định bởi 3 yếu tố sau đây:
- Chất liệu của dây dẫn điện: Thông thường dây dẫn điện có chất liệu bằng nhôm hoặc đồng với bỏ bọc làm từ PVC. Một dây dẫn điện có chất liệu tốt sẽ đảm bảo tuổi thọ lâu dài, giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí sử dụng của doanh nghiệp.
- Chiều dài của dây dẫn: Đảm bảo trang bị đầy đủ, tránh tình trạng thiếu/thừa dây dẫn. Chuẩn bị đầy đủ dây dẫn cần thiết giúp đảm bảo được tiến độ thi công công trình và chi phí của doanh nghiệp.
- Tiết diện của dây dẫn: Đảm bảo đủ lớn để có thể truyền tải điện năng đến từng bộ phận, thiết bị máy móc trong nhà xưởng. Tránh tình trạng quá tải gây mất an toàn điện ảnh hưởng đến người và tài sản của doanh nghiệp.
Tại nhà xưởng, do đặc điểm vị trí các máy móc, thiết bị thường cố định vì vậy mà chiều dài dây dẫn và loại dây dẫn được sử dụng thường không thay đổi quá nhiều. Để đảm bảo hệ thống điện hoạt động hiệu quả, hạn chế việc phải thay thế dây dẫn có độ dài không phù hợp các kỹ sư điện cần lựa chọn đúng loại dây có chất liệu, độ dài phù hợp và tính toán tiết diện dây dẫn điện nhà xưởng hợp lý.
2. Cách tính tiết diện dây dẫn điện nhà xưởng
Trước tiên, để tính toán tiết diện dây dẫn điện nhà xưởng kỹ sư tiến hành tính toán thông số tổng công suất của các trang thiết bị điện tại nhà xưởng khi chúng hoạt động ở mức cao nhất. Sau đó là tính cường độ dòng điện và cuối cùng là tiết diện dây dẫn. Các công thức tính như sau:
Tính công suất dòng điện P:
P = P1 + P2 + P3 +…+ Pn + Px
Trong đó:
- P là tổng công suất hoạt động của nhà xưởng (W);
- P1, P2, P3,… Pn là công suất của của các trang thiết bị sử dụng trong nhà xưởng (W);
- Px là lượng công suất dự trù trong tương lai (W).
Tính cường độ dòng điện l:
Loại 220V 1Pha | Loại 380V 3Pha |
I=P/(U * Cos (Phi)) | I=P/(căn bậc 2 của 3 * U * Cos(Phi)) |
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện (A);
- P là tổng công suất hoạt động của nhà xưởng (W);
- U là hiệu điện thế (V).
Tính tiết diện dây dẫn điện nhà xưởng theo phương pháp dòng J kinh tế:
Fktij = Iij / Jkt
Trong đó:
- F là tiết diện dây dẫn cần thiết (mm2);
- I là cường độ dòng điện (A);
- J là mật độ dòng điện cho phép (A/mm2):
- Mật độ dòng điện cho phép đối với dây đồng Jđ = 6 A/mm2
- Mật độ dòng điện cho phép đối với dây nhôm Jn = 4,5 A/mm2
Từ Fktij tra bảng tìm tiết diện dây tiêu chuẩn gần bé nhất.
Kiểm tra tiết diện dây dẫn điện nhà xưởng đã chọn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật:
△Umaxbt ≤ △Ubtcp
△Umaxsc ≤ △Usccp
Isc ≤ Icp
Với cáp cần phải kiểm tra ổn định nhiệt dòng ngắn mạch của tiết diện:
Trong đó:
- α là hệ số nhiệt (với cáp đồng α = 6, cáp nhôm α = 11);
- tqd là thời gian quy đổi (với lưới trung bình và hạ áp lấy bằng thời gian cắt ngắn mạch).
Ngoài ra, trong trường hợp bạn đã có thông số về tiết diện dây (S), mật độ dòng điện (J) và muốn dựa vào đó để lựa chọn vật liệu làm dây dẫn phù hợp thì có thể tham khảo bảng sau:
Loại dây | Mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2) | ||
Số giờ sử dụng phụ tải cực đại trong năm (h) | |||
≤3000 | 3000 ÷ 5000 | ≥5000 | |
Dây đồng | 2,5 | 2,1 | 1,8 |
Dây A và AC | 1,3 | 1,1 | 1 |
Cáp đồng | 3,5 | 3,1 | 2,7 |
Cáp nhôm | 1,6 | 1,4 | 1,2 |
Lưu ý rằng, khi lựa chọn dây dẫn điện nhà xưởng, nên chọn mua dây dẫn có tiết diện lớn hơn số liệu đã tính được một cấp nhằm đảm bảo an toàn điện. Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng có thể yên tâm hơn nếu nhà xưởng phát sinh thêm các trang thiết bị điện mới trong tương lai.
Bên cạnh việc tự tính dây dẫn điện nhà xưởng bạn có thể tham khảo bảng tra dây dẫn dưới đây:
Cadivi (mm) | Taya (mm) | Công suất (kW) | Công suất (kW) | Dòng điện (A) |
Tại 380V | Tại 220V | 220V | ||
0,75 | 0,75 | 1,05 | 0,35 | 1,875 |
1 | 1 | 1,40 | 0,47 | 2,5 |
– | 1,25 | 1,75 | 0,58 | 3,125 |
1,5 | 1,5 | 2,10 | 0,70 | 3,75 |
2 | 2 | 2,81 | 0,94 | 5 |
2,5 | 2,5 | 3,51 | 1,17 | 6,25 |
3,5 | 3,5 | 4,91 | 1,64 | 8,75 |
4 | 4 | 5,61 | 1,87 | 10 |
5,5 | 5,5 | 7,71 | 2,57 | 13,75 |
6 | 6 | 8,42 | 2,81 | 15 |
8 | 8 | 11,22 | 3,74 | 20 |
10 | 10 | 14,03 | 4,68 | 25 |
– | 11 | 15,43 | 5,14 | 27,5 |
– | 14 | 19,64 | 6,55 | 35 |
16 | 16 | 22,44 | 7,48 | 40 |
– | 22 | 30,86 | 10,29 | 55 |
25 | 25 | 35,06 | 11,69 | 62,5 |
– | 30 | 42,08 | 14,03 | 75 |
35 | 35 | 49,09 | 16,36 | 87,5 |
– | 38 | 53,30 | 17,77 | 95 |
50 | 50 | 70,13 | 23,38 | 125 |
– | 60 | 84,15 | 28,05 | 150 |
70 | 70 | 98,18 | 32,73 | 175 |
– | 80 | 112,20 | 37,40 | 200 |
95 | 95 | 133,24 | 44,41 | 237,5 |
– | 100 | 140,25 | 46,75 | 250 |
120 | 120 | 168,30 | 56,10 | 300 |
– | 125 | 175,31 | 58,44 | 312,5 |
150 | 150 | 210,38 | 70,13 | 375 |
– | 150 | 210,38 | 70,13 | 375 |
185 | 185 | 259,46 | 86,49 | 462,5 |
– | 200 | 280,50 | 93,50 | 500 |
240 | 240 | 336,60 | 112,20 | 600 |
– | 250 | 350,63 | 116,88 | 625 |
300 | 300 | 420,75 | 140,25 | 750 |
400 | – | 561,00 | 187,00 | 1000 |
3. Một số lưu ý khi tính dây dẫn điện nhà xưởng
Mỗi nhà xưởng khác nhau sẽ có mức công suất chịu tải khác nhau. Do vậy, việc tính toán tiết diện và chọn loại dây dẫn dây dẫn cho mỗi nhà xưởng cũng khác nhau. Khách hàng hãy lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn đúng tiết diện dây dẫn:
Nếu đi dây có tiết diện nhỏ thì đường dây truyền tải điện của hệ thống sẽ bị quá tải gây hiện tượng sập aptomat, làm giảm tuổi thọ của dây dẫn. Không chỉ vậy hoạt động vận hành, sản xuất sản phẩm cũng bị gián đoạn. Nguy hiểm hơn sẽ gây ra hiện tượng tỏa nhiệt làm hư hỏng lớp cách điện, làm chập cháy mất an toàn điện, nguy hại đến người và tài sản của doanh nghiệp.
Nếu đi dây có tiết diện quá lớn cho nhà xưởng sẽ gây tình trạng dư thừa công suất, lãng phí tài sản.
Nguồn gốc xuất xứ của dây dẫn:
Khi lựa chọn, bạn hãy kiểm tra các yếu tố: ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, loại dây, tiết diện dây,… tránh tình trạng mua sản phẩm không rõ xuất xứ, kém chất lượng và không chịu được công suất điện tại nhà xưởng gây cháy nổ.
Một số tips giúp bạn lựa chọn dây dẫn điện:
- Lớp cách điện kéo dãn được càng dài càng tốt;
- Tiến hành xoắn và gập lớp cách đi nhiều lần để kiểm tra độ bền;
- Ruột dây dẫn tốt thường sáng loáng, xoắn, gập, bẻ không gãy là tốt.