Arduino là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các ứng dụng điện tử tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn.
Arduino giống như một máy tính nhỏ để người dùng có thể lập trình và thực hiện các dự án điện tử mà không cần phải có các công cụ chuyên biệt để phục vụ việc nạp code.
Arduino tương tác với thế giới thông qua các cảm biến điện tử, đèn, và động cơ.
Arduino gồm:
- Phần cứng gồm một board mạch mã nguồn mở (thường gọi là vi điều khiển): có thể lập trình được.
- Các phần mềm hỗ trợ phát triển tích hợp IDE (Integrated Development Environment) dùng để soạn thảo, biên dịch code và nạp chương cho board.
Ứng dụng của Arduino trong đời sống
- Làm Robot. Arduino có khả năng đọc các thiết bị cảm biến, điều khiển động cơ,… nên nó thường được dùng để làm bộ xử lý trung tâm của rất nhiều loại robot.
- Game tương tác: Arduino có thể được sử dụng để tương tác với Joystick, màn hình,… khi chơi các game như Tetrix, phá gach, Mario…
- Máy bay không người lái.
- Điều khiển đèn tín hiệu giao thông, làm hiệu ứng đèn Led nhấp nháy trên các biển quảng cáo…
- Điều khiển các thiết bị cảm biến ánh sáng, âm thanh.
- Làm máy in 3D
- Làm đàn bằng ánh sáng
- Làm lò nướng bánh biết tweet để báo cho bạn khi bánh chín.
Arduino còn rất nhiều ứng dụng hữu ích khác tùy vào sự sáng tạo của người dùng.
Mã nguồn mở
Phần cứng và phần mềm của Arduino đều là nguồn mở – các sơ đồ đều được public trực tuyến nên bạn hoàn toàn có thể mua linh kiện về và tự làm lấy.
Khả năng kết nối
- Arduino có thể hoạt động độc lập.
- Arduino có thể kết nối với một máy tính. Máy tính của bạn được phép truy cập dữ liệu cảm biến từ thế giới bên ngoài và cung cấp thông tin phản hồi.
- Các Arduino có thể kết nối với nhau.
- Arduino có thể kết nối với thiết bị điện tử khác.
- Arduino có thể kết nối với các chip điều khiển.
Arduino là một công cụ học tập, sáng tạo tuyệt vời giúp bạn thực hiện bất cứ dự án nào một cách dễ dàng.
Tài liệu tham khảo