I. Hệ Thống Ống Gió Tòa Nhà:
a. Giới Thiệu: Trao đổi thêm Tính toán Thông Gió TCVN và nước ngoài Click Download theo email: anhquocdahan@yahoo.com.vn.
 – Là công cụ và phương tiện truyền dẫn không khí đã qua xử lý cấp cho các hộ tiêu thụ. Ống dẩn các luồng không khí lưu thông riêng từng vị trí trong, mà không làm ảnh hưởng đến các luồng không khí khác.

b. Phân Loại:
• Theo chức năng: ống cấp khí tươi, hồi gió, thông, thải gió.
• Theo tốc độ gió: ống tốc độ cao và thấp.
• Theo áp suất dư: ống áp suất thấp, trung bình và cao.
• Theo vị trí lắp đặt: ống gió treo, ống gió ngầm.
• Theo tiết diện ống: ống chữ nhật, vuông, tròn.
• Theo vật liệu: ống tôn tráng kẽm, inox, nhựa PVC …
+ Phân chia đường ống theo tốc độ gió:

Loại đường ống gióHệ thống điều hòa dân dụngHệ thống điều hòa công nghiệp
Cấp gióHồi gióCấp gióHồi gió
Tốc độ thấp<12,7 m/s<10,2 m/s<12.7 m/s<12.7 m/s
Tốc độ cao> 12,7 m/s12,7 – 25,4 m/s

+ Phân chia đường ống theo áp suất:

Áp suấtThấpTrung bìnhcao
mmH2O9595 ÷  172172  ÷ 310

 + Yêu cầu thiết kế:– Bền, rẻ, đẹp
– Tránh các tổn thất nhiệt, ẩm trong quá trình vận chuyển.
– Đảm bảo phân phối khí đều đến các hộ tiêu thụ …

II. VẬT LIỆU LÀM ĐƯỜNG ỐNG DẪN GIÓ:
1. GỖ, DÁN:

 + Ưu điểm:
  – Dẻo dai.
  – Cách nhiệt, cách điện, ngăn ấm tốt, nhiệt dãn nở bé.
  – Thuận lợi cho thi công.
  – Rẻ tiền và có sẵn ở địa phương.
 + Nhược điểm:
  – Dễ bị co giãn.
  – Mục nát.
  – Dễ bắt lửa, dễ cháy.
 + Hiện trạng: Chỉ dùng để thiết kế các công trình thấp tầng.

2. TẤM THẠCH CAO:

 + Ưu điểm:
  – Khả năng tiêu âm cách nhiệt tốt.
  – giá thành rẻ.
  – dễ gia công.
 + Nhược điểm: hạn chế lớn nhất của tấm thạch cao là không chịu được nước.
 + Hiện trạng: đã sản xuất thành công tấn thạch cao chịu nước chống thấm cốt vải thuỷ tinh (Tấm thạch cao GH).

3. ỐNG NHÔM :

 + Ưu điểm: gọn nhẹ.
 + Nhược điểm: dễ bị ăn mòn, méo, thủng, xước làm giảm tuổi thọ ống.
 + Hiện trạng: không phổ biến lắm, chỉ dùng để thiết kế các công trình thấp tầng.

4. ỐNG INOX (THÉP KHÔNG RỈ):

 + Ưu điểm:
  – Không sợ bị ăn mòn, không gỉ sét.
  – Bền, hiện đại.
 + Nhược điểm:
   – Giá thành đắc.   – Chi phí thi công cao hơn loại khác.
5. ỐNG TÔN MẠ KẼM:

+ Ưu điểm: ứng dụng vào các công trình đòi hỏi tính bền vững cao, chịu được các diễn biến phức tạp của thời tiết.
 + Hiện trạng: Được sử dụng khá phổ biến, có bề dày trong khoảng từ 0,5 ÷ 1,2 mm tùy thuộc kích thước đường ống.

6. ỐNG CHẤT DẺO:

 + Ưu điểm:
   – mềm dẻo, bền chắc, dễ tạo dáng.
   – tiết kiệm vật liệu, năng lượng, vận chuyển.
   – giá thành hạ.

+ Hiện trạng:
   – dần thay thế bớt : sắt thép, gỗ và tiến tới thay dần cả hợp kim cứng trong tương lai không xa.
   – khá đa dạng về mẫu mã ở nước ta.
   – PVC (Polyvinyl Chloride), Polystyren, Polyurethan, Polyme, Silicon, Epoxy…
   – Người ta còn tạo ra Composit – ví như thứ “kim loại tổng hợp, dòng vật liệu đặc biệt mang tầm thời đại”
   – Đường ống polyurethan (foam PU) : nhẹ nhưng khó chế tạo.
   – Ngoài ra ống còn được làm từ nhiều loại vật liệu khác: bê tông than xỉ, gạch, tấm vôi, sành sứ, gang …

III. Thông Sô Kỹ Thuật  Ống Gió:
1. Các loại hình dạng tiết diện ống:

a. Tiết diện chữ nhật.
b. Tiết diện vuông.
c. Tiết diện tròn.
d. Tiết diện ôvan.
2. QUY ĐỊNH CHIỀU DÀY ỐNG GIÓ BẰNG TÔN TRÁNG KẼM:

Kích thước cạnh lớn nhất của ống gió L (mm)Độ dày (mm)
L < 6300.6
630 < L < 10000.8
1000 <  L < 12501
1250 <  L < 20001.2

3. SO SÁNH 2 HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ PHỔ BIẾN:

Hệ thống đường ống gió ngầmHệ thống đường ống kiểu treo
 – Đi ngầm dưới đất – Được treo trên các giá đỡ đặt ở trên cao
 – Vật liệu: xây bằng BTCT, gạch – Có thể chế tạo từ  nhiều loại khác nhau
 – Đường ống thường có tiết diện CN – Tùy thuộc tính chất công trình
 – Chi phí lớn – Chi phí thấp hơn nhiều
 – Thường sử dụng làm đường ống gió hồi – Thường sử dụng làm đường ống gió cấp
 – Cần phải xử lý chống thấm đường ống gió thật tốt – Không phải xử lý nhiều
 – Nhiều nhược điểm, khó thi công – Dẫn gió hiệu quả, thi công nhanh chóng
 – Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng – Thường dùng phổ biến

4. Thi Công Ống Gió Treo Tôn Tráng Kẽm:

 + Bảng Quy Định Kích Thước Giá Đở Ống Gió Chủ Nhật:

Kích thước ống gió cạnh max LKích thước ty treoKích thước giá đỡ sắt góc LKhoảng cách max của 2 giá đỡ
(mm)Þ (mm)(mm)(mm)
< 630830 x 30 x 32500
630  ÷  12501040 x 40 x 32500
1250  ÷  20001050 x 50 x 41500
> 20001250 x 50 x 51000

 + Ghép Nối Đường Ống Dẩn Gió:
 – Để tiện cho việc lắp ráp, chế tạo, vận chuyển, đường ống được gia công từng đoạn ngắn theo kích cỡ  –          –  của các tấm tôn. Việc lắp ráp thực hiện bằng bích hoặc bằng các nẹp tôn. Bích có thể là nhôm đúc, sắt V hoặc bích tôn.

  + Cách Nhiệt Cho Đường Ống Dẩn Gió:  Download giáo trình

 – Vật liệu cách nhiệt thường là một lớp xốp có nhiều bọt khí bên trong. Vì chúng ta biết rằng không khí là một vật liệu cách nhiệt hiệu quả, và lớp xốp này càng hiệu quả nếu hệ số dẩn nhiệt vật liệu thấp. Đương nhiên lớp xốp càng dầy thì hệ số dẩn nhiệt càng thấp.  – Nếu ta mua bên ngoài lớp xốp dạng tấm thì sẻ có bảng tra theo nhiệt độ của vật liệu cần cách nhiệt với nhiệt độ, độ ẩm của môi trường bên ngoài để chọn độ dầy tấm xốp.- Để tránh tổn thất nhiệt, đường ống gió được bọc một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh, amiăng, stirofor hay đổ 1 lớp foam lên bề mặt cần cách nhiệt. 
– Bên ngoài bọc lớp giấy bạc chống cháy và phản xạ nhiệt.
– Để tránh chuột làm hỏng người ta có thể bọc thêm lớp lưới sắt mỏng.
– Khi đường ống đi ngoài trời người ta bọc thêm lớp tôn ngoài cùng để bảo vệ mưa nắng.
Các qui định về gia công và lắp đặt ống gió: Theo tiêu chuẩn DW142, SMACNA

IV. Miệng Gió:
1. Phân Loại:+ Theo Kiểu Dáng: Gồm nhiều loại và kiểu dáng, chia thành 3 loại chính là: Miệng gió hình tròn, hình chủ nhuật, hình vuông.

  – Kích thước miệng gió lấy theo kích thước ống thông ra miệng gió đặt tại chổ gió thổi ra hay hút vào.
  – Lưu ý: Không tạo tiết diện thay đổi đột ngột để tránh gây ồn.

+ Theo chức năng: miệng gió gồm có:

  – Miệng thổi gió vào phòng: Miệng thổi gió lạnh từ bên ngoài hoặc từ đường ống dẩn gió lạnh thổi vào phòng, thường bố trí trên tường hoặc trên trần nhà. Miệng thổi gió vào phòng phải bố trí thấp hơn miệng hút gió nóng ra khỏi phòng.
  – Miệng hút gió ra khỏi phòng: Thường bố trí ở vùng trên của căn phòng, nơi tích tụ nhiều chất độc hại, hoặc chất cháy, nổ, nới khí có nhiệt độ cao. Tùy yêu cầu cụ thể có thể đặt miệng hút cục bộ cho những nơi tỏa ra các khí độc hại. Tốc độ hút thải khí phải đảm bảo chống ồn, tốc độ gió < 3m/s.
  – Miệng thu gió ngoài trời: Bố trí ở những nơi ít bị nhiễm bẩn nhất, với độ cao không dưới 2m cách mặt đất tính từ miệng lấy gió, và không dưới 1m nếu miệng lấy gió đặt ở vùng có thảm cây xanh. Miệng lấy gió cũng có thể bố trí trên mái nhà, nếu trên mái không có ống thải công nghệ và ống thải các khí độc hại. Miệng lấy gió phải đặt nơi tránh được tàn lửa bay vào, có biện pháp ngăn ngừa hơi cháy, khí cháy vào miệng lấy gió.
  – Lưu Ý:
– Các miệng hút, miệng thổi có thể bố trí âm trong trần hoặc âm trong tường. Miệng thổi gió lạnh vào phòng thường đặt thấp hơn miệng hút gió nóng ra khỏi phòng (miệng thổi gió vào thường bố trí trên tường, miệng hút khí nóng ra thường bố trí trên trần). Các miệng hút, miệng thổi đặt thấp hơn 1,8 mét so với sàn công tác.
– Để cấp hơi lạnh đến nơi tiêu thụ cần có các đường ống gió đi kèm các miệng hút, miệng thổi. Trong cùng một chỗ, nếu bố trí cả ống dẫn khí lạnh và ống dẫn khí nóng thì ống dẫn khí nóng bao giờ cũng phải đặt bên trên ống dẫn khí lạnh. Để giữ khí lạnh không bị nóng lên do ma sát, các đường ống này thường có kích thước lớn bên trong các đường ống trơn, nhẵn. Để phòng cháy trên đường ống dẫn gió vào phòng phải có van tự động đóng ống khi trong phòng có hoả hoạn. + Các loại hướng thổi:
+ Các loại miệng gió khác:

2. Các loại Phụ Kiện Khác:a. Bộ thay đổi lưu lượng gió tự động:
 – Thích hợp cho việc điều khiển lưu lượng gió cấp trong hệ thống. Đầu vào có dạng tròn, đầu ra hình chữ nhật. Bộ điều khiển/chuyển đổi tính hiệu, mô-tơ được lắp bên ngoài vỏ hộp và được đấu nối.

b. Lọc Gió:
 – Phin lọc túi gồm khung nhựa và những túi lọc làm từ sợi hóa học và sợi nhân tạo. Cũng bao gồm các tấm lọc thô và lọc tinh theo nhu cầu sử dụng như dung trong. Nhất là hệ thống lọc gió trong điều hòa thông gió phòng sạchHệ Thống Cấp Khí Sạch Áp Suất Dương (Nhà thuốc, bệnh viện, nhà máy sản xuất linh kiện máy tính.v.v.).

C. Van chắn lửa/khói nhiều cánh:
 – Van chắn khói/lửa dùng để tự đông cô lập lửa cháy lan giữa các khu vực có khói/lửa trong các hệ thống thông gió.
 – Để tránh lửa/khói lan tràn thông qua ống dẫn gió, van chắn lửa có khả năng chịu được trong môi trường lửa khói đến 3 giờ với độ rò rỉ khói rất thấp.
 – Van chắn khói/lửa được lắp trên đường ống gió, hoặc tường và sàn bê tông/gạch, các vách ngăn có kết cấu nhẹ. 
d. Van điều chỉnh lưu lượng gió:
 – Van điều chỉnh lưu lượng gió nhiều cánh được thiết kế sử dụng cho hệ thống thông gió, dùng để điều chỉnh lưu lượng và áp suất, thiết kế hình dạng theo hình vuông, chữ nhật, tròn và ovan phù hợp với việc nối ống gió.
 – Khung và các góc được làm từ thép mạ kẽm với độ cứng vững cao phù hợp với việc nối với mặt bích ống gió. Các cánh là loại song song, 2 lớp với độ kín cao áp dụng cho các ống gió yêu cầu độ rò rỉ thấp. Van có thể là loại điều chỉnh bằng tay hoặc bằng động cơ điện hoặc khí nén. 
e. Van Chắn Lửa – Loại Đóng Sập:
 – Van chắn lửa loại đóng sập dùng để tự đông cô lập nhanh lửa cháy lan giữa các khu vực trong các hệ thống thông gió. Van gồm các lá xếp chắn lửa phù hợp cho việc lắp đặt trong tường và sàn bê tông hoặc gạch hay kết cấu bằng gỗ, để ngăn chặn lửa cháy lan qua hệ thống ống dẫn gió.

 + f. Điều khiển van gió trong phòng cháy chữa cháy:

V. Ví Dụ Về Tính Toán Thông Gió Tầng Hầm Nhà Xe:
a. Giới thiệu:

b. Tính toán lưu lượng gió :
 b.1 Tính thể tích tầng hầm :VD: Tầng hầm gồm 2 khu vực:
+ Diện tích khu vực 1 là 804m² có chiều cao 2.3m
=> Thể tích khu vực này: 804m² x 2.3m = 1849 m³
+ Diện tích khu vực 2 là 2600m² có chiều cao 3.5m
=> Thể tích khu vực này: 2600m² x 3.5m = 9100 m³
=> Tổng thể tích hầm : VH1 =1849m³ + 9100m³ = 10949 m³

 b.2 Tính lưu lượng gió thải :+ Quy chuẩn thiết kế: Theo tài liệu tiêu chuẩn Singapore CP 13: 1999 lưu lượng thay đổi không khí trong không gian tầng hầm dùng làm bãi đậu xe như sau: 

 + Lưu lượng không khí thải lấy đi ở trạng thái bình thường:
Qthải bt H1 = VH1 * 6 = 10949 m * 6 ACH = 65694 m³/h = 18248 l/s
Lưu lượng không khí thải lấy đi ở trạng thái có cháy:
Qthải ch H1 = VH1 * 9 = 10949 m * 9 ACH = 98541 m³/h = 27372 l/s

c. Tính chọn quạt hút khí thải:

 + Chọn số lượng quạt hút không khí thải là 2 cho 2 đường ống hút.
 + Do đó lưu lượng mỗi quạt sẽ là:
– Trạng thái bình thường: Qquạt thải bt H1 = Qthải bt H1 /2 = 18248 / 2 = 9124 l/s
=> chọn lưu lượng quạt 9200 l/s
 + Theo kết cấu đường ống phân phối không khí thải đã thiết kế (tính bằng tay tổn thất áp suất hoặc bằng phần mềm, đọc thêm chương 9 giáo trình điều hòa và thông gió, chọn đường ống xa nhất có tổn hao áp suất lớn nhất, sau đó nhân thêm hệ số an toàn 1,2), chọn cột áp tĩnh của quạt là 250 Pa.
– Trạng thái có cháy: Qquạt thải cháy H1 = Qthải cháy H1 /2 = 27372 / 2 = 13686 l/s
=> chọn lưu lượng quạt 13800 l/s
 + Như vậy quạt được chọn là loại 2 tốc độ, theo đó thông số quạt sẽ là:
– Bình thường: Q1 = 9200 l/s , P1 = 250 Pa
– Khi có cháy: Q2 = 13800 l/s , P2 = (Q2/Q1)² x P1 = 562 Pa

 + Như vậy quạt thông gió cho khu vực tầng hầm được tổng kết như sau:

d. Tính toán ống gió chính :
– Lưu lượng gió lúc bình thường: 9200 l/s, chọn vận tốc trong ống gió chính 6.8 m/s
=> Tổn thất trên 1 met chiều dài ống : 0.315 Pa/m
=> Kích thước ống gió vuông: 1200 x 1200
– Lưu lượng gió lúc có cháy: 13000 l/s, chọn vận tốc trong ống gió chính 9.6 m/s
=> Tổn thất trên 1 met chiều dài ống : 0.612 Pa/m
=> Kích thước ống gió vuông: 1200 x 1200

e. Tính toán số lượng miệng gió
 + Ống gió thải (tính tưong tự cho 2 đường hút gió thải):
 + Lưu lượng gió: 13800 l/s, chọn số lượng miệng gió là 40 bộ.
=> Lưu lượng gió qua 1 miệng gió : 345l/s
– Chọn vận tốc gió qua miệng gió là: 2.66m/s
– Chọn miệng gió là loại cánh chỉnh đôi (diện tích trống 72%)
=> kích thước (cổ) miệng gió chọn là : 600×300

f. Phương án điều khiển :
 + Các công tắc tự động phải được sắp xếp để đảm bảo rằng hệ thống thông gió vẫn tiếp tục hoạt động trong trường hợp nguồn cấp chính bị sự cố. hệ thống hút gió thải tầng hầm được nối vào nguồn điện khẩn cấp của hệ thống máy phát.
 + Các quạt hút có khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ tối thiểu 2500C và phải có nguồn dự phòng. Một công tắc điều khiển từ xa bằng tay, phải được lắp tại phòng điều khiển trung tâm khi có cháy để kích hệ thống hút khói tầng hầm.
 + Ở trạng thái bình thường mỗi quạt hút được điều khiển ON/OFF bằng 3 cảm biến nồng độ CO theo bảng sau:


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *