Để tiết kiệm chi phí và công trình mang đậm dấu ấn cá nhân, nhiều gia chủ đã có cách tự thiết kế, tự xây nhà theo sở thích của mình. Quá trình này sẽ diễn ra như thế nào, có những lưu ý gì, mời bạn tham khảo ngay trong bài viết.
1. Cách tự vẽ phối cảnh 3d nhà ở
Phần mềm để vẽ
Muốn tự vẽ thiết kế nhà, sáng tạo cho kiến trúc, không gian nội thất, trước tiên bạn cần biết đến các phần mềm chuyên vẽ phối cảnh 3D. Nhưng biết đến là một chuyện, bạn cần hiểu rõ nhu cầu, mong muốn xây dựng ngôi nhà để lựa chọn một công cụ phù hợp.
Và khi bạn là người không chuyên, bản vẽ chỉ đơn giản những yếu tố như:
- Tạo ra được mô hình 2D, 3D về kiến trúc, nội thất
- Tính thẩm mỹ của bản vẽ về màu sắc, thiết kế
Thì khi tự thiết kế nhà, bạn có thể lựa chọn Autocad, phần mềm này khá thịnh hành trong giới, ứng dụng được ở nhiều lĩnh vực như mỹ thuật, kỹ thuật. Autocad sở hữu tính năng soạn thảo 2D tốt hơn, nhưng hoàn toàn liên kết được với những phần mềm 3D dễ dàng khác để tạo ra công trình chân thực nhất.
Độ cao, kích thước vật lý của sản phẩm tạo ra bởi Autocad “auto” chuẩn chỉnh, không có nhiều sai sót. Hơn nữa, nó rất dễ dàng để làm quen và sử dụng, chỉ sau 2-3 buổi nghiên cứu thì bạn đã có cách thiết kế tổ ấm riêng của mình.
Một vài phần mềm mà bạn có thể tham khảo đó là: Phối cảnh Revit, SketchUp Pro, 3d Max…
Tham khảo mẫu phối cảnh nhà đẹp
Trước khi đi vào thiết kế phối cảnh cho ngôi nhà, bạn cần phân loại được:
Phối cảnh ngoại thất (kiến trúc)
Là hình dáng bao quát của ngôi nhà từ ngoài vào trong. Người nhìn dễ hình dung được về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, trang trí ngoại cảnh.
Phối cảnh nội thất
Đó là cách bài trí nội thất ở bên trong nhà. Chẳng hạn như sử dụng bàn ghế gì, sofa như thế nào, tủ quần áo, giường ngủ…Phối cảnh nội thất cho biết nội thất có kích thước thế nào mới phù hợp với không gian nhà, nếu nhà chật thì cần thay đổi chi tiết gì. Nên bày biện ra sao để gia tăng tính thẩm mỹ, lại phù hợp với nhu cầu sống.
Có thể thấy, bản vẽ phối cảnh nhà thực sự quan trọng:
- Giúp bạn hình dung được ngôi nhà trong tương lai của mình sẽ như thế nào
- Sửa những chi tiết cảm thấy chưa ưng ý đến khi hoàn thiện
- Phối cảnh nhà chính là một phần tính cách của gia chủ, khẳng định sự khác biệt so với những ngôi nhà khác.
- Đẩy nhanh quá trình xây dựng, hạn chế sai sót giữa bản vẽ và thực tế.
Dưới đây là một vài mẫu phối cảnh đẹp giúp bạn tự xây nhà:
Nhà phố 3 tầng hiện đại tinh tế, ấm cúng với gam màu nâu giả gỗ. Mái xéo thoát nước nhanh chóng vào mùa mưa, đồng thời che nắng vào mùa hè. Gia chủ sử dụng mái ngói giữ lại vẻ đẹp truyền thống.
Một dạng nhà tân cổ điển rất được ưa chuộng. Tông màu trắng kem chủ đạo, các đường vàng xen kẽ mang đến sự sang trọng, xa hoa cho căn nhà. Ở các cột, lan can, cổng…có đường phào chỉ tăng thêm vẻ đẹp.
Mục đích tạo ra ngôi nhà này không chỉ để sinh sống mà còn làm kinh doanh. VỊ trí đắc địa đã phô diễn vẻ đẹp hiện đại của nó, lại còn giúp gia chủ ăn nên làm ra. Điểm nhấn của công trình chính là thiết kế hình khối, tấm lam che nắng từ 1 phía.
Sở hữu khu đất 2 mặt tiền, thế nhưng công trình xây dựng này không quá “hầm hố”. Chúng được thiết kế vát góc nên ngôi nhà mềm mại trông thấy. Tầng 2 và tầng 3 đều có ban công lồi, thế nhà ngôi nhà có thêm diện tích thư giãn mà không ảnh hưởng đến kết cấu chung. Màu trắng chủ đạo, trong khi tầng 1 ốp tường vàng nâu thật sự phóng khoáng và nổi bật.
2. Vẽ phân khu, sơ đồ công năng cách tự thiết kế nhà
Cách vẽ sơ đồ công năng nhà
Phối cảnh bên ngoài là chưa đủ để bạn tự xây nhà. Việc phân chia khu vực, công năng nhà cũng quan trọng vô cùng.
Thường sẽ có 2 phân khu chính như sau:
Khu sinh hoạt chung: Sử dụng vào ban ngày là chủ yếu, có thể ồn ào. Nhóm phòng này gần với sân vườn, cửa ngõ, có sự liên kết với bên ngoài, bao gồm:
- Phòng khách
- Bếp, phòng ăn
- Sảnh
- Gara để xe (nếu có)
Khu sinh hoạt riêng: Dùng vào ban đêm, yêu cầu kín đáo, riêng tư, yên tĩnh, gắn với ban công, giếng trời, bao gồm:
- Căn phòng ngủ
- Phòng thư giãn, làm việc
- Khu vực phòng vệ sinh
- Kho
Những giải pháp cho sơ đồ công năng nhà
- Tạo ra căn phòng biệt lập thông qua hành lang, tiền phòng
- Phòng khách làm trung tâm, tập hợp xung quanh là phòng khác
- Lưu thông liên hoàn: Sử dụng vách ngăn, bình phong, cách cơ động, đồ nội thất để tách biệt không gian.
Mỗi phương án ở trên phù hợp với mục đích sinh sống khác nhau. Trong điều kiện diện tích nhà ở hạn chế, bạn nên lưu tâm đến phương án (3). Mặc dù không gian đan xen nhau, chưa được triệt để về vấn đề riêng tư. Nhưng vẫn có sự tách biệt cần thiết, đặc biệt không gian nội thất sẽ biến hóa phong phú, tạo ra những điểm nhấn bất ngờ. Tuy
Mẫu bản vẽ cách thiết kế nhà ở đẹp
Có 2 loại bản vẽ cho cách thiết kế, tự xây nhà bạn nên chuẩn bị đó là:
Bản vẽ mặt bằng
Phối cảnh bản vẽ mặt bằng là tầm nhìn từ trên cao xuống ngôi nhà, theo chiều vuông góc với sàn, vị trí cắt cách mặt sàn lúc này 1,5m. Bản vẽ thể hiện bố trí đồ đạc, phòng ốc…một cách chi tiết nhất theo ký hiệu tiêu chuẩn. Những công trình nhà nhiều tầng sẽ có một mặt bằng nhất định.
Bản vẽ mặt cắt
Bản vẽ này là góc nhìn ngang của ngôi nhà sau khi đã cắt dọc, thể hiện chiều cao, kích thước của chi tiết bên trong. Mặt cắt cũng cho thấy phương pháp thi công đối với cầu thang, nền, móng, cửa, sàn…Một số bản vẽ còn cụ thể về bộ phận cấu thành, chất liệu.
Một vài mẫu cho bạn tham khảo:
Mẫu 1: Nhà 4x11m, 1 trệt 1 lầu có sân thượng
Tầng trệt bao gồm phòng bếp, phòng khách. Cuối không gian, gia chủ bố trí một nhà vệ sinh nhỏ cùng với sân sau. Cách thiết kế nhà này khá bổ biến và phù hợp với lối sống của người Việt.
Tầng 1 là nơi nghỉ ngơi của các thành viên với 2 phòng khép kín (có phòng vệ sinh) rất tiện nghi.
Sân thượng của ngôi nhà rất rộng, đủ để tổ chức tiệc nướng vào mỗi cuối tuần, hay nơi trồng cây xanh, ngắm cảnh, uống trà. Nơi giặt giữ đặt phía sau, đảm bảo cảnh quan ngôi nhà.
Mẫu 2: Nhà 3,6×12,8m, 1 trệt 3 lầu có gara ô tô
Tầng trệt được bố trí đơn giản với khu vực để xe, ngoài ra có thêm phòng thờ đủ rộng để tổ chức tiệc cho gia đình, bạn bè.
Lầu 1 có bếp và phòng ăn nho nhỏ nhưng phục vụ nhu cầu cho 2-4 người. Phía ngoài là phòng ngủ master + 1 phòng vệ sinh lớn.
Kiểu thiết kế này dành cho gia chủ trẻ tuổi. Không gian trong nhà có phần phá cách khi tầng 2 có phòng gym tập thể dục và một phòng ngủ master nữa.
Toàn bộ tầng 3 là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn cho cho các thành viên. Diện tích ở tầng 3 không được lớn nhưng vẫn có một ban công nhỏ để hút gió, gia tăng sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Sân thượng được trang trí khá bắt mắt ở sân trước. Gia chủ có thể sử dụng để làm nơi tiếp khách, pha trà, trong khi phía sau đó là nơi giặt giữ cũng rất thông thoáng.
Mẫu 3: Nhà 1 trệt 1 lầu diện tích 4,4×11,9m
Tầng trệt điển hình được làm nơi tiếp khách, sinh hoạt chung cùng với phòng bếp ăn rộng rãi. Để tạo nên điểm nhấn, gia chủ đã cho thêm 1 tủ rượu và quầy bar mini.
Nơi nghỉ ngơi của gia chủ nằm ở tầng 1, có 2 phòng ngủ theo lối thiết kế ưa chuộng sự ấm cúng. Để tăng thêm sự thuận tiện khi sử dụng, đồng thời tiết kiệm diện tích thì 2 nhà vệ sinh đặt ngay cạnh cầu thang.
Sân thượng của ngôi nhà này được đầu tư làm nơi xanh mát, nghỉ ngơi. Do đó, gia chủ đặt nhiều chậu cây cảnh, trồng rau để mang đến bữa ăn thanh đạm cho gia đình.
3. Điều cần lưu ý khi tự thiết kế nhà ở
Tự xây nhà, có lẽ bạn sẽ phải làm rất nhiều công việc cùng lúc. Nhưng những điều dưới đây thì phải luôn ghi nhớ bạn nhé:
- Xem xét yếu tố phong thủy ngôi nhà ở tất cả các phòng
- Lựa chọn loại hình xây dựng, kiến trúc phù hợp
- Bố trí hạng mục theo nhu cầu sinh hoạt, công năng sử dụng
- Chú ý nhiều hơn đến yếu tố trang trí để làm đẹp cho ngôi nhà
- Nên chọn nội thất thiết kế đa năng, đơn giản
- Nên xây nhà với màu sáng để tạo cảm giác mở rộng, hơn hết là chúng luôn mang tính xu hướng.
- Sử dụng giếng trời thì càng tốt, hoặc ít nhất bạn nên có ban công, sân thượng trồng cây xanh.
Tự thiết kế nhà quan trọng nhất có lẽ vẫn là chuẩn bị tài chính và có những dự toán hợp lý. Chúc bạn sẽ thành công với những hướng dẫn và gợi ý trên đây của chúng tôi.