Mạng điện là yếu tố chi phối việc sử dụng các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngay từ khi bắt đầu thiết kế, xây dựng, thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch lắp đặt hệ thống điện là rất cần thiết để đảm bảo yếu tố: An toàn, thẩm mĩ và tiết kiệm cho ngôi nhà.
Vậy lắp đặt điện gia đình thế nào thì an toàn?
Lắp đặt mạng điện cho gia đình
Lắp đặt mạng điện trong gia đình hiện nay chủ yếu sử dụng hai phương pháp là đi dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, các gia đình nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí.
Đi dây nổi là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây được dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà được xây dựng hoàn tất.
Phương pháp đi dây chìm (dây ngầm) lại sử dụng các đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.
An toàn phải đi đầu. Việc lắp đặt mạng điện trong nhà cần đảm bảo tính an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cũng như khu dân cư trong khu vực. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các gia đình nên lựa chọn cách lắp đặt phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ và hiệu suất sử dụng tốt nhất. Nên tính toán công suất sử dụng điện để chọn được loại dây phù hơp, nếu dây quá nhỏ sẽ không đảm bảo an toàn cho ổn áp và các thiết bị điện trong nhà.
Mạng điện ngầm cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng, lưu giữ sơ đồ này để thuận lợi cho việc sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt thiết bị về sau. Bên cạnh đó, vì đi dây dưới đất, đi ngầm trong tường nên cần chọn những ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy, nổ, thấm nước, nên để dây chờ lắp đặt ổn áp, trong trường hợp khu vực bạn sinh sống, điện áp không ổn định.
Khi lắp dây điện ngầm nên tính toán phần dây điện dự trữ, điều này tránh được việc khi cần di chuyển thiết bị thêm một khoảng cách nhỏ thì không cần nối thêm dây. Ngoài ra, khi có sự cố cần cắt bỏ một phần đầu dây dẫn thì vẫn còn phần dây dự trữ.
Với mạng điện nổi, cần tính toán vị trí đi dây và lắp đặt ổn áp, tránh bị ảnh hưởng, va chạm bởi sinh hoạt của con người. Ngoài ra, đường dây điện nổi không nên lắp đặt ở những nơi ẩm thấp, gần nguồn nước, nếu thấy đường dây bị dập, vỡ, phải ngay lập tức thay thế và hoàn thiện để đảm bảo an toàn.
ÐI DÂY NỔI
Sáng tạo lắp đặt dây nổi tăng tính thẩm mỹ
+ Ưu điểm:
– Chi phí lắp đặt không quá lớn
– Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố
– Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình.
– Không cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng
+ Nhược điểm:
– Tính thẩm mĩ không cao
– Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng
ÐI DÂY CHÌM
Đi dây điện chìm
+ Ưu điểm:
– Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ
– Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài
+ Nhược điểm
– Chi phí lắp đặt cao
– Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện
– Việc sửa chữa, khắc phục sự cố có phần phức tạp
+ NÊN
– Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng (có nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường).
– Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện (1 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng phòng)
– Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.
+ KHÔNG NÊN
– Lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.
– Lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet…
– Lắp đặt đường dây mà không có các đường ống bảo vệ.
NGUỒN INTERNET