Digital Marketing là một trong những khái niệm phổ biến trong ngành Marketing và đang ngày càng trở thành xu hướng phát triển của tương lai.
Hiện nay, trong thời buổi công nghệ số ngày càng phát triển và cần thiết cho mọi hoạt động thường ngày của xã hội. Digital Marketing dần trở thành một cái tên quen thuộc hay được nhắc đến đặc biệt là trong các lĩnh vực marketing, kinh doanh, công nghệ thông tin,…
Bạn là một Marketers mới vào nghề còn nhiều câu hỏi, thắc mắc về ngành hay bạn là một “tay ngang” đang muốn tìm hiểu về những khó khăn phải trải qua trong lĩnh vực đầy sự thú vị này, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Digital Marketing là gì?
Là hình thức sử dụng phương tiện đang rất phổ biến hiện nay đó là Internet để marketing cho sản phẩm. Qua đây, một marketers có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng để quảng bá thương hiệu sản phẩm đến với họ.
Cụ thể bao gồm 3 yếu tố:
+ Sử dụng môi trường kỹ thuật số
+ Tiếp cận, khai thác nhu cầu của khách hàng
+ Tương tác với khách hàng
Digital Marketing bao gồm những hình thức nào?
Có rất nhiều định nghĩa và phân chia khác nhau theo quan điểm mỗi người trong lĩnh vực này tuy nhiên ở đây bài viết sẽ liệt kê giúp bạn những lĩnh vực cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực này:
+ Website: Kênh đăng tải trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ để tiếp cận với khách hàng để khách hàng tham khảo.
+ Content: Xây dựng nội dung giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ.
+ SEO (Search Engine Optimization): Nghiên cứu về lượng tìm kiếm từ khóa của khách hàng, tối ưu website trên các công cụ tìm kiếm.
+ SEM (Search Engine Marketing): Quảng bá sản phẩm bằng cách sử dụng dịch vụ quảng cáo của ứng dụng tìm kiếm chẳng hạn như Google.
+ Email Marketing: Giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua email.
+ Quảng cáo online: sử dụng dịch vụ banner quảng cáo trên các diễn đàn và các trang tin tức lớn.
+ Social Media: Tiếp thị, tiếp cận với khách hàng bằng các trang mạng xã hội.
+ Mobile Marketing: thực hiện gửi tin nhắn hoặc thông qua các ứng dụng điện thoại.
Chiến lược ngành bao gồm những gì?
Cơ bản bao gồm 2 chiến lược phổ biến là chiến lược kéo và chiến lược đẩy, trong suốt quá trình Marketing 2 chiến lược này sẽ có vai trò bổ trợ cho nhau.
Với chiến lược đẩy trong Digital Marketing bao gồm các hình thức: quảng cáo bằng banner trên các website, gửi tin nhắn và email tới cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm.
Còn đối với chiến lược kéo sẽ là các hình thức để khách hàng tự tìm kiếm thấy bạn và dựa vào đó sử dụng các công cụ marketing để “kích thích” nhu cầu mua hàng của họ.
Digital Marketing làm những công việc gì?
Những công việc cơ bản của một người làm ngành nàybao gồm: tạo dựng kịch bản cho quá trình Marketing, lên kế hoạch cụ thể, tiến hành thực hiện và đo lường hiệu quả.
Những thứ cần có của một Digital Marketing Manager
+ Cập nhật xu hướng thị trường và lên chiến lược thu hút sự quan tâm của khách hàng
+ Có tầm nhìn và khả năng dự đoán trước tương lai về môi trường ngành
+ Đào tạo, hỗ trợ kiến thức và truyền cảm hứng cho đồng đội
+ Lắng nghe được những nhu cầu ẩn sâu bên trong khách hàng
+ Bao quát chiến lược Social Media về các chiến dịch
+ Quản lý, xây dựng thương hiệu online
+ Suy nghĩ và đưa ra các giải pháp kịp thời trong mọi tình huống
Làm Digital Marketing có cần phải biết về kỹ thuật không?
Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì câu trả lời sẽ là có, tuy nhiên không cần quá chuyên sâu như dân IT bạn chỉ cần nắm bắt được những kiến thức cơ bản và thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành như: Ad Network, Display Ads, Paid Search, CPM, CPC, CPA,…Những kiến thức này sẽ bổ trợ cho bạn trong quá trình bạn làm một chiến lược
Không học về Marketing có thể làm được hay không?
Đây chắc hẳn là câu hỏi cần lời giải đáp của những bạn đang có ý định thử sức với lĩnh vựcnày. Tất nhiên là có thể. Đến với ngành bạn sẽ được học và trải nghiệm về rất nhiều các kiến thức như: SEO, tối ưu website, lên chiến lược Marketing và đo lường kết quả sau một chiến lược.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm kiến thức qua việc tự học, tiếp xúc trực tiếp các dự án khi đi làm hoặc là đăng ký học ở các trung tâm đào tạo để lấp đầy khoảng trống về kiến thức về ngành.
Nên bắt đầu như thế nào?
Với rất nhiều các lĩnh vực đa dạng khác nhau, để bắt đầu chúng tôi khuyên bạn nên chọn cho mình một lĩnh vực mà bản thân cảm thấy thích và có hứng thú với nó nhất để tìm hiểu, học hỏi rồi sau đó trong quá trình làm việc sẽ dần mở rộng thêm các kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác để bổ trợ cho nhau.
Tuy nhiên, do mỗi người sẽ có cách học và định hướng khác nhau có người sẽ muốn học và chuyên sâu về một lĩnh vực, có người lại muốn biết và học hầu hết tất cả để phát triển nhiều kỹ năng cho bản thân. Học một hay nhiều lĩnh vực, học chuyên sâu hay học khái quát câu trả lời là nằm ở bạn.
Bên trên chúng tôi đã giúp bạn giải đáp một vài câu hỏi thường gặp về thắc mắc Digital Marketing là gì? mong sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực đầy tiềm năng này và đưa ra được quyết định cho chính bản thân.
Tác giả: Hoang Nam