Vì sao làm mái tôn ngày càng trở nên phổ biến

Mái tôn hay còn được biết đến với các tên là tôn lợp, được sử dụng nhằm mục đích che chắn cho công trình khỏi các tác động của thời tiết như nắng, mưa hay gió bão. Làm mái che bằng tôn là một trong những giải pháp được nhiều người tin dùng và yêu thích hiện nay vì vật liệu đơn giản, thi công dễ dàng và tiết kiệm được chi phí.

Mái tôn sở hữu những ưu điểm nổi bật khiến nó trở thành một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay bởi những lý do sau:

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có một số nhược điểm mà bạn cũng nên cân nhắc trước khi dùng như:

Tiếng ồn là nhược điểm lớn nhất của mái tôn. Với thời tiết ở Việt Nam, nhất là những khu vực miền Nam hay miền Trung thường có mưa nhiều sẽ gây ra tiếng ồn lớn gây khó chịu, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của người sử dụng. Tuy nhiên ngày nay hạn chế này đã có thể được khắc phục bằng việc sử dụng những vật liệu có khả năng cách âm như bông thủy tinh Glasswool, bông khoáng Rockwool,…

Trọng lượng nhẹ vừa là ưu điểm nhưng cũng là khuyết điểm vì có thể dễ gây ra hiện tượng tốc mái đối với những khu vực phải chịu thiên tai. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu khi làm mái tôn để che sân

Tổng hợp một số vật liệu làm mái tôn phổ biến hiện nay

Mái tôn được chia thành 4 loại phổ biến gồm: Tôn lạnh, tôn mát, tôn cán sóng và tôn giả ngói với lần lượt những đặc điểm như sau:

1. Tôn lạnh

Đây là sản phẩm có thể phản xạ được với các tia nắng từ mặt trời một cách tối đa nhờ vào bề mặt nhẵn bóng, đem tới cho không gian của công trình luôn được mát mẻ.

Tôn lạnh được cấu tạo từ 2 thành phần chính là nhôm và kẽm với tỷ lệ lần lượt là 55%, 45,5% và 1,5% từ các hợp chất của silicon. Nhờ vào hàm lượng của kẽm và nhôm cao mà sản phẩm có khả năng chống ăn mòn vô cùng siêu việt. Nếu so với các loại tôn kẽm khác thì tôn lạnh có tuổi thọ cao gấp 4 lần nếu trong cùng một điều kiện môi trường như nhau.

Một số thương hiệu sản xuất tôn lạnh hiện nay như Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á, Tôn SSSC Phương Nam,…

làm mái tôn
Tôn lạnh

2. Tôn mát

Tôn mát hay còn gọi là tôn cách nhiệt, tôn chống nóng hay tôn chống ồn,… được sản xuất nhằm ngăn cản lượng nhiệt từ mặt trời vào trong nhà, công trình. Sản phẩm này được cấu tạo từ 3 lớp gồm lớp tôn bề mặt, lớp PU và lớp màng PP/PVC:

Ngoài ra, tôn lạnh cũng có thể được cấu tạo từ các lớp như tôn – xốp – tôn hoặc tôn – xốp – màng PP/PVC. Các thương hiệu như Tôn Việt Nhật, Tôn Hoa Sen,… là một trong những công ty sản xuất tôn lạnh 3 lớp rất được yêu thích trên thị trường.

làm mái tôn
Tôn mát (tôn cách nhiệt)

3. Tôn cán sóng

Không giống như tôn mát, loại tôn này không được có các lớp xốp hay màng PU. Tôn cán sóng thuộc loại tôn mạ kẽm, thường được sơn phủ nhằm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay sản phẩm khá đa dạng, được chia thành các loại như tôn 5 sóng, tôn 9 sóng hay tôn 11 sóng,… Trong đó tôn 11 sóng là đang là loại tôn được ứng dụng khá rộng rãi trên thị trường hiện nay.

Tôn Đông Á, Tôn Hoa Sen,… là một số thương hiệu cung cấp tôn cán sóng phổ biến được ưa thích tại nước ta.

làm mái tôn
Tôn cán sóng

4. Tôn giả ngói

Là loại tôn khá được yêu thích ngày nay vì có tính thẩm mỹ cao, đa dạng về màu sắc về kiểu dáng để khách hàng chọn lựa. Tôn giả ngói có ưu điểm là khi dùng để lợp mái có thể làm phần khung sườn của mái, cột và móng giảm đi được rất nhiều lượng trọng tải tác động nếu so với mái gạch thông thường. Sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất cho những mái nhà có độ dốc lớn hoặc kiểu kiến trúc nhiều mái như biệt thự.

Một số đơn vị sản xuất tôn giả ngói ở trong nước có thể kể đến như Tôn Phương Nam, Tôn Việt Nhật, Tôn Đông Á,…

làm mái tôn
Tôn giả ngói (tôn sóng ngói)

Ứng dụng của mái tôn cho các công trình hiện nay

Mái tôn thường được sử dụng cho những công trình như:

làm mái tôn
Thi công mái tôn làm nhà để xe

Quy trình thi công mái tôn

Chuẩn bị:

Tiến hành thi công:

Bước 1: Thi công xà gồ hệ khung mái

Dựa vào bản vẽ thiết kế chi tiết thì công đoạn thi công xà gồ hệ khung mái được thực hiện tương đối dễ dàng. Tuy nhiên người thợ thi công cần chú ý một số vấn đề như:

Bước 2: Lắp đặt các viền bao quanh

Dùng đinh đóng mái khoảng 1 1/4 inch để cố định diềm mái và mái hắt bao quanh chu vi của ngôi nhà. Nếu có máng nước thì viền mái nên được đặt chồng lên các cánh của mái tôn. Các viền bao quanh này cần được lắp đặt và thi công một cách chính xác để giúp mái tôn được vững chãi hơn

Bước 3: Lắp đặt các tấm lợp

Các tấm lợp mái tôn nên được lắp đặt theo thứ tự từ đỉnh cao nhất rồi lần lượt đến phần mép mái. Với tấm lợp đầu tiên nên được đặt nhô cách ra khỏi mái một khoảng ít nhất là 3/4 inch. Các tấm lợp mái tiếp nhau thì nên được gối lên nhau tối thiểu là 1 inch.

Bạn có thể dùng các hạt hoặc keo silicone để đặt lên những điểm nối giữa hai tấm tôn trước khi đặt tấm tôn tiếp theo xuống để bịt kín được các khoảnh ở giữa mái tôn. Việc này sẽ hạn chế được tình trạng dột cũng như khiến các điểm nốt gắn chặt hơn lại với nhau.

Bước 4: Lắp đặt các tấm che khe nối

Tấm che khe nối dùng để che các vết nối ghép ở mái, che chắn nước mưa, hạn chế bụi bẩn và bảo vệ lớp cách nhiệt. Phụ thuộc vào phần nóc nhà mà các tấm che này có thể uốn cong theo hình chữ V. Phụ thuộc vào độ rộng của máng tấm che khe nối mà sẽ xác định được nên dùng một hay hai hàng ốc vít.

Bước 5: Hoàn thành thi công mái tôn 

Xong khi hoàn thành thi công làm mái tôn thì người thợ sẽ phải kiểm tra công trình một lượt từ phần mái bên trong đến bên ngoài để hạn chế tình trạng sai sót. Những mảnh lợp hay đinh vít cũng cần được dọn dẹp sạch nếu có thừa lại để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ mái tôn sau này.

Một số lưu ý cần thiết khi thi công mái tôn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *