Tự động hóa là cụm từ xuất hiện với tần suất lớn trên khắp các trang báo và phương tiện thông tin đại chúng. Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới đang phát triển theo xu hướng này. Ai cũng biết tự động hóa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất, tiềm năng của nó.Tự động hóa là gì? Học ngành gì để trở thành một kỹ sư tự động hóa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh khái niệm này.
Tự động hóa là gì?
Tự động hóa là việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất. Máy móc sẽ tự động làm việc, giảm thiểu một phần khối lượng công việc, qua đó giải phóng sức lao động cho con người. Các kỹ thuật hiện đại được sử dụng như kỹ thuật điều khiển, ký thuật cơ khí hiện đại và kỹ thuật máy tính,…
Tự động hóa trong công nghiệp sản xuất, dây chuyền lắp ráp, gia công, ứng dụng kiểm soát chất lượng,…Tự động hóa đang ngày càng phát triển mạnh, trở nên phổ biến. Các nhân viên kỹ thuật có vai trò quan trọng trong điều khiển và đảm bảo quá trình tự động hóa, hoạt động của máy móc diễn ra suôn sẻ, đạt được tối đa hiệu quả.
Nhân viên kỹ thuật tự động hoá và điều khiển làm gì?
Nhiều người có suy nghĩ chỉ có những người khô khan mới làm công việc liên quan tới kỹ thuật tự động hóa. Bởi đây là công việc nhàm chán. Lặp đi lặp lại công việc hàng ngày trên các dây chuyền sản xuất. Song trên thực tế công việc của các kỹ thuật viên rất đa dạng.
Thiết kế hệ thống tự động, lập trình hoạt động cho máy móc, dây truyền, phân tích, tư vấn dự án, cung ứng các thiết bị tự động,… Mỗi kỹ thuật viên đảm nhận công việc khác nhau.
Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng: Các dây chuyền sản xuất hoạt động tự động nhưng vẫn cần sự dám sát của con người. Nó thay thế con người làm một phần việc chứ không thay thế hoàn toàn. Các kỹ thật viên vận hành hoạt động của máy móc. Khi máy móc xảy ra vấn đề, kỹ thuật viên thực hiện phát hiện lỗi, có biện pháp chỉnh sửa kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Máy móc cũng như con người. Máy móc cũng cần được nghỉ ngơi, bảo dưỡng sau một thời gian hoạt động nhất định. Bảo dưỡng đúng lúc giúp máy móc hoạt động tốt hơn, tuổi thọ sử dụng lâu hơn. Các kỹ thuật viên có trách nhiệm kiếm tra, rà soát, xử lí kịp thời các vấn đề.
Đa dạng trong công việc, nhiệm vụ đồng nghĩa với sự đa dạng trong vị trí, cơ hội làm việc.
Cơ hội việc làm và con đường thăng tiến của nhân viên kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ, kỹ thuật ngày còn ít. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành có tiềm năng lớn trong tương lai.
Các kỹ thuật viên có thể công tác tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; công ty, tập đoàn trong và ngoài nước,… Có rất nhiều vị trí việc làm lương cao:
Bạn thích thiết kế, lắp ráp? Bạn có thể trở thành kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật. Bạn sẽ làm việc ở các dây chuyền sản xuất, các nhà máy như dây chuyền lắp ráp, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy nước, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất giấy,…
Bạn thích kỹ thuật nhưng cũng thích làm giáo viên. Trở thành Giảng viên về kỹ thuật tự động có thể đáp ứng cả hai sở thích của bạn. Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại các trường Đại học, Cao đẳng hay các cơ sở giáo dục đào tạo khác,… hay cũng có thể trở thành giảng viên dạy kỹ thuật Online.
Trở thành một chuyên viên tư vấn? Lựa chọn không tồi cho những bạn giỏi kỹ thuật, thích công việc tư vấn, chăm sóc khách hàng. Yêu thích sáng tạo, thiết kế bạn có thể làm một chuyên viên thiết kế các dây chuyền, hệ thống tự động.
Một nhà phân tích mô phỏng chuyên nghiệp khi bạn có khả năng quan sát. Một cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nếu có khăng quản lý tốt.
Cơ hội thăng tiến
Bạn có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn con đường phát triển sẽ rất rộng mở. Bạn có thể trở thành giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận, quản lý,… Trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế là hành trang vững chắc cho bạn hành nghề.
Mức lương
Theo khảo sát, mức lương hiện tại cho người mới ra trường chưa có kinh nghiệm ngành kỹ thuật tự động dao động từ 4-9 triệu VNĐ/tháng. Mức lương trung bình 13 triệu VNĐ/tháng dành cho các kỹ thuật viên lành nghề có kinh nghiệm. Mức lương cao nhất của ngành kỹ thuật hiện nay có thể lên tới 36 triệu VNĐ/tháng.
Kỹ sư tự động hoá cần biết những gì, cần học những gì?
Một khối kiến thức chuyên môn vững chắc là nền tảng tốt để bạn bước vào nghề. Trước tiên, cần có kiến thức nền tảng về cơ khí, điện tử, công nghệ, máy tính,… Hiểu biết thêm về các thiết bị như rơ le, cảm biến, thiết bị chuyên ngành như PLC, ZEN,… Trao dồi cho bản thân kiến thức về lập trình, điều khiển dây chuyền tự động,…
Có rất nhiều kiến thức, bạn cần chọn lựa các khối kiến thức phù hợp với định hướng mình muốn theo đuổi. Thêm vào đó bạn cần tích cực trao dồi, cập nhật kiến thức mới, tiến bộ. Bởi công nghệ không ngừng phát triển, việc “dậm chân tại chỗ” sẽ khiến bạn trở nên lạc hậu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cơ hội thăng tiến.
Ai có thể học ngành tự động hóa?
Ai cũng có thể học ngành tự động hóa, trở thành kỹ thuật viên tự động chỉ cần bạn có đầy đủ các yếu tố sau:
- Đam mê công nghệ tự động hóa: Bạn cần có đam mê lớn để theo đuổi vì ngành này đòi hỏi đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức.
- Kiên trì, cần thận: Đây là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ lớn. Không phải thiết kế là hoạt động được luôn, hỏng sửa một lần là bình thường. Bạn phải rèn tính kiên trì, không chán nản, bỏ cuộc nếu muốn theo nghề lâu dài.
- Tư duy logic: đóng vai trò quan trọng quyết định bạn có trở thành một kỹ thuật viên giỏi.
- Sáng tạo: không ngừng sáng tạo để không bị thụt lùi, lạc hậu.
Con gái có học được ngành tự động hóa không? Quan điểm con gái “liễu yếu đào tơ” cho là không phù hợp với ngành công nghệ là hoàn toàn sai. Trong thời đại bình đẳng giới, con trai làm được con giá cũng làm được. Đối với ngành này, con gái có lợi thế hơn con trai ở điểm tính tỉ mỉ, kiên trì. Những bạn nữ yêu thích ngành tự động hóa hoàn toàn có thể theo đuổi đam mê.