Nhà máy thông minh – Smartfactory là một mô hình cần nhiều thời gian để xây dựng, nhiều thành phần và phức tạp. Bao gồm nhiều nền tảng liền mạch như MES, ERP, PLM… đây chính là xương sống giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định.

Thế nào là nhà máy thông minh – Smartfactory?

Nhà máy thông minh là sự thay đổi vượt bậc từ hệ thống sản xuất truyền thống sang hệ thống mà tất cả các thiết bị được kết nối linh hoạt trong hệ sinh thái. Hệ thống xử lý dữ liệu liên tục và có thể tự học nhằm thích nghi theo nhu cầu của thị trường.

Nhà máy thông minh có thể số hóa mọi hoạt động sản xuất bằng cách kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn như máy móc, con người, quá trình sản xuất nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình vận hành và đưa ra được các quyết định kịp thời.

Một nhà máy thông minh thực sự thì toàn bộ máy móc, tài sản đều được lắp đặt các thiết bị thông minh giúp truy xuất dữ liệu liên tục và phản ánh ngay lập tức trạng thái hoạt động của quy trình. Cho phép người quản lý có thể nhìn tổng quát của toàn bộ quá trình cung ứng giúp cải thiện hiệu suất và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhà máy thông minh Smartfactory

Nhà máy thông minh Smartfactory

Nhà máy thông minh bao gồm thành phần nào?

Biến nhà máy của bạn thành nhà máy thông minh là một câu chuyện đòi hỏi sự nỗ lực qua nhiều giai đoạn, nhiều năm và cần phải có lộ trình nghiêm túc.

Thông thường với nhà máy thông minh sẽ bao gồm 3 khối chính như sau:

– Thiết bị công nghệ cao: Đây chính là cốt lõi của nhà máy thông minh, thiết bị nhằm thu thập dữ liệu của máy ngay trong qua trình vận hành. Hiện nay các hãng thiết bị điện tập trung đưa ra các dòng sản phẩm công nghệ cao phù hợp cho việc số hóa doanh nghiệp như: Schneider, Omron, Mitsubishi, Patlite, Proface……Các thiết bị đều có cảm biến thông minh và giao tiếp chuẩn công nghiệp.

– Hệ sinh thái ứng dụng, thiết bị: Chúng ta cần một hệ sinh thái để các thiết bị, ứng dụng kết nối với nhau thông qua các giao thức chuẩn. Một số ứng dụng chính như hệ thống thực thi sản xuất (MES), quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) … nên được tích hợp với nhau. Hệ thống WISEiot của chúng tôi tương tự như MES và có thể thực thi sản xuất đơn giản trong hệ sinh thái của bạn.

– Hệ thống phân tích dữ liệu cao cấp: Hệ thống lấy dữ liệu từ hệ sinh thái phần mềm quản lý, thiết bị công nghệ cao và phân tích chúng đưa ra đánh giá, nhận định cho nhà máy thông minh nhằm tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh cho nhà máy sản xuất. Platform IOT là một nền tảng như vậy.

Ứng dụng sản xuất

– Hệ thống thực thi sản xuất (MES): Ghi lại toàn bộ các dữ liệu sản xuất như thời gian, chất lượng, vật tư, máy móc, tồn kho, hiệu suất tỏng thể thiết bị (OEE)…

– Thiết bị điều khiển lập trình (HMI Proface, PLC): Sự phối hợp giữa người vận hành, thiết bị hay các bước xử lý. Thông thường sẽ có nhiều HMI Proface hay nhiều PLC trong một dây chuyền, và có một thiết bị (HMI, PLC) chính để điều khiển tất cả các HMI hay PLC trên cùng một hệ thống.

– Hệ thống thu thập dữ liệu và giám sát (SCADA): Hệ thống giám sát và kiểm soát các thiết bị, quy trình tương tự như MES

– Nguồn lực doanh nghiệp (ERP): Là nền tảng hợp nhất để vận hành quy trình như nguồn thanh toán, đặt hàng, kế toán, chi phí…

– Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM): Đây gần như là kho tập trung lưu trữ hàng hóa và được phân phối cho các ứng dụng tiếp theo như ERP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *