Hiện nay ngành công nghiệp CNTT đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng với mục tiêu cải thiện chất lượng và hiệu suất của tất cả các dịch vụ. Mức độ phát triển cao của việc duy trì và thành công của các dự án thường là một chứng nhận của một chuyên gia như quản lý dự án.
Vậy Trách nhiệm và nhiệm vụ của người quản lý dự án là gì
Người quản lý dự án (Project Manager – PM) là người được chỉ định bởi các tổ chức, công ty để lãnh đạo một đội (team) ,người phải chịu trách nhiệm về việc hoành thành các mục tiêu của dự án. Vai trò của người quản trị dự án khác với vai trò của người quản trị chức năng hay người người quản lý hoạt động.
Thông thường người quản trị chức năng (functional manager) chỉ tập trung vào việc cung cấp và giám sát một chức năng của doanh nghiệp, trong khi đó người quản trị hoạt động (operation manager) là người có trách nhiệm phải đảm bảo rằng quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Nhìn chung, các nhà quản lí dự án có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về: yêu cầu công việc, yêu cầu nhóm, yêu cầu cá nhân. Vì quản lý dự án là một chiến lược kỉ luật quan trọng, người quản lý dự án là người liên kết các chiến lược dự án và nhóm dự án.
Các dự án rất cần thiết cho sự tăng trưởng và sự sống còn của các tổ chức. Các dự án tạo ra giá trị dưới hình thức các quy trình nghiệp vụ được cải thiện, không thể thiếu được trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới và làm cho các công ty dễ dàng đáp ứng với những thay đổi về môi trường, cạnh tranh và thị trường.
Ngày nay việc quản lý dự án ngày càng trở nên quan trọng mang tính chiến lược. Tuy nhiên việc hiểu và áp dụng những kiến thức, công cụ và kĩ thuật đó là rất tốt và cần thiết nhưng chưa đủ để quản lý một dự án có hiệu quả. Ngoài các kỹ năng chuyên môn về khu vực và nhu cầu quản lý chung cần thiết cho dự án, quản lý dự án hiệu quả đòi hỏi người quản lý dự án phải có các năng lực sau:
Tri thức (Knowledge): Đề cập tới những hiểu biết, kinh nghiệm của người quản lí dự án về việc quản trị dự án.
Hiệu quả(Perfomance): Là những gì mà người quản lý dự án có thể làm được để hoành thành mục tiêu của dự án dựa trên những kiến thức của họ.
Yếu tố cá nhân(Personal): Đề cập tới việc người quản lí dự án hành động như thế nào khi thực thi các hoạt động của dự án. Các yếu tố như thái độ làm việc, phẩm chất vốn có, khả năng lãnh đạo… những yếu tố mà có khả năng dẫn dắt đội dự án
Quản lý dự án mang lại cho công ty giá trị gì
Vai trò của người quản lý dự án mang lại cho công ty những lợi ích hữu hình như sau:
Người quản lý dự án là một chuyên gia mà công ty hoàn toàn có thể dựa vào: toàn bộ quy trình làm việc của dự án được quản lý dưới sự giám sát và kiểm soát cẩn thận của giám đóc dự án và công ty không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì liên quan đến dự án
Là nhân viên có thể mang lại cho công ty doanh thu tài chính : nhờ công việc tuyệt vời của quản lý dự án và kỹ năng giao tiếp cao của họ, một khách hàng bình thường với một dự án duy nhất có thể trở thành khách hàng lâu dài thân thiện và được tiếp tục hợp tác thành công hơn nữa công việc
Là một loại nhà ngoại giao tuyệt vời trong công ty’ anh ấy luôn có khả năng giải quyết mâu thuẫn hoặc bất kỳ vấn đề có thể nghi vấn nào trong giai đoạn phát triển dự án. Người quản lý dự án co thể mang đến một bầu không khí thoải mái trong đội ngũ làm việc và trong toàn công ty giúp mọi người làm việc với năng suất cao và hiệu quả .
Giảm đốc dự án
- Là nguồn có thẩm quyền cao nhất để xác định các mục tiêu của dự án và phê duyệt phạm vi dự án
- Phê duyệt nguồn lực dự án và các chính sách có vừa đóng viên cho các thành viên tham gia dự án
- Phê duyệt các thay đổi lớn liên quan đến thay đổi phạm vi triển khai
- Phê duyệt tài liệu thiết kế giải pháp
- Phê duyệt chiến lược chuyển đổi và quyết định thực hiện Cut over khi Go Live
- Giải quyết các vấn đề, rủi ro của dự án mà đội dự án không thể giải quyết được
- Đưa ra các giải pháp khi có xung đột trong dự án
- Giảm sát tiến độ và ảnh hưởng của dự án
- Hỗ trợ dự án nhằm đạt được các mục tiêu dự án đề ra
- Thực hiện truyền thông dự án và mục Go LIVE
Quản trị dự án
- Xây dựng điều lệ dự án, kế hoạch triển khai
- Xác định và quản lý các mục tiêu theo giai đoạn: công việc Thực hiện, sản phẩm hoàn thành và quản lý các công việc theo kế hoạch giữa Đối tác và CADIVI
- Thực hiện triển khai các công việc theo kế hoạch dự án, Giám sát tiến độ triển khai dự án
- Kết nối các thành viên trong dự án Thực hiện hoàn thành tốt các sản phẩm bàn giao đạt chất lượng và đúng tiến độ
- Phối hợp với Giám đốc dự án và các thành viên dự án xử lý các vấn đề để phát sinh trong dự án
- Báo cáo tình trạng dự án với Giám đốc dự án và đề xuất dự án
- Xác nhận công việc theo giai đoạn
- Truyền thông các mốc chính trong dự án và mốc Go Live
BPO (Business Process Owner): Trưởng quy trình nghiệp vụ
- Trưởng quy trình nghiệp vụ thông thường là Giám đốc, Trưởng các phòng ban chức năng.
- Phân công nguồn lực thực hiện các công việc thuộc phạm vi phân hệ phụ trách.
- Tham gia các buổi họp hội thảo và thông nhận giải pháp.
- Phối hợp với ĐỐI TÁC đưa ra các giải pháp thích hợp nhất cho phạm vi phân hệ mà mình quản lý
- Xem xét và xác nhận các giải pháp trong phạm vi phân hệ của mình phụ trách
- Thực hiện các thay đổi về Quy trình nghiệp vụ để phù hợp với chức năng sử dụng của hệ thống PHẦN MỀM ỨNG DỤNG thuộc phạm vi phòng ban quản lý.
- Cam kết và triển khai đến các phòng ban phụ trách thực hiện các Quy trình nghiệp vụ, các chức năng hệ thống PHẦN MỀM ỨNG DỤNG sau khi xây dựng giải pháp và đưa vào vận hành chính thức.
Thành viên nhóm nghiệp vụ (Key Users)
- Là những nguồn nhân lực quy trình nghiệp vụ của phân hệ mình phụ trách
- Cung cấp đầy đủ các thông tin về hiện trạng các quy trình, mẫu biểu đang sử dụng tại công ty
- Tham gia hội thảo các quy trình nghiệp vụ do tư vấn phia ĐỐI TÁC trình bày
- Thực hiện các thay đổi về Quy trình nghiệp vụ để phù hợp với chức năng sử dụng của hệ thống PHẦN MỀM ỨNG DỤNG theo giải pháp thống nhất
- Tham gia các khóa đào tạo cho KeyUsers
- Chuẩn bị và làm sạch Master data và cung cấp Master data dùng cho đào tạo và chuyển đổi hệ thống vận hành chính thức
- Chạy thử nghiệm hệ thống mới và chấp nhận nghiệm thu
- Đào tạo lại cho End Users
- Hỗ trợ chính cho nguồn dùng cuối trong giai đoạn vận hành chính thức
Công nghệ thông tin (CNTT): Quản trị hệ thống PHẦN MỀM ỨNG DỤNG (BASIS):
- Đảm bảo đường truyền và mạng cho đào tạo và vận hành chính thức
- Chuẩn bị máy tính và cài PHẦN MỀM ỨNG DỤNG dùng cho đào tạo và vận hành chính thức
- Tiếp nhận hệ thống PHẦN MỀM ỨNG DỤNG và quản trị hệ thống PHẦN MỀM ỨNG DỤNG trong quá trình vận hành
- Thực hiện tạo phân quyền (Roles & Authorization)
- Thực hiện Backup hệ thống
- Dựng hệ thống/ Khởi động lại hệ thống PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
- Kiểm tra Kích thước của Database
- Kiểm tra file Backup Full hàng tháng
- Kiểm tra lịch backup hàng tháng
- Kiểm tra không gian đĩa cứng