Hiện nay lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời là một lựa chọn siêu tiết kiệm cho các gia đình về điện cũng như chi phí tiêu dùng.

Tuy nhiên, cần tính toán những gì, chuẩn bị như thế nào? Chắc chắn đây là vấn đề mà phần lớn người dùng quan tâm.

Có thể nói, quá trình và cách lắp pin năng lượng mặt trời không quá phức tạp. Tuy nhiên, do quá trình thực hiện cần rất nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về sản phẩm.

Do đó, cần được thực hiện theo quy trình kỹ thuật. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đạt được hiệu quả sản phẩm tốt nhất.

THỦ THUẬT A-Z LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI, TẤM PIN NLMT ĐẠT HIỆU SUẤT TỐI ĐA

I/ QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LẮP ĐẶT PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1. Lắp đặt hệ thống giàn giá đỡ

Cách lắp điện năng lượng mặt trời trên mái tôn

Lắp Đặt Hệ Thống Mặt Trời Áp Mái Tôn
Lắp Đặt Hệ Thống Mặt Trời Áp Mái Tôn

Loại 1: Hệ thống giàn giá inox-304

Loại 2: Hệ thống giàn giá nhôm định hình

Loại 3: Hệ thống giàn giá đỡ bằng ống, hộp, kẽm, thép V, chân chữ Z

Sử dụng kẽm hộp và thép chữ V làm khung xương, giá đỡ, tương tự Inox.

Cách lắp tấm điện lượng mặt trời trên mái ngói

Lắp đặt hệ thống mặt trời áp mái ngói
Lắp đặt hệ thống mặt trời áp mái ngói

Lắp đặt trên mặt bằng với cao độ theo yêu cầu:

2. CÁCH LẮP TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Lắp đặt tấm pin
Lắp đặt tấm pin

Cách lắp ráp pin năng lượng mặt trời liền thể

Lắp ráp pin năng lượng mặt trời 

Sử dụng hệ thống kẹp biên, kẹp giữa và các phụ kiện điển hình kèm theo.

LƯU Ý: khoảng cách giữa các tấm pin năng lượng mặt trời là không quá 10mm. Các tấm pin có thể mắc song song hoặc nối tiếp với nhau

3. Kỹ thuật lắp pin năng lượng mặt trời áp mái

Lắp đặt đấu nối
Lắp đặt đấu nối

Cách lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Đối với hệ thống điện hòa lưới, ta triển khai đấu nối số lượng tấm pin nối tiếp theo tiêu chuẩn điện áp Vdc đầu vào của từng loại inverter

Chú ý: tổng điện áp đầu vào phải lớn hơn điện áp tối thiểu khởi động inverter và nhỏ hơn điện áp lớn nhất inverter có thể chịu được, được ghi trong nhãn máy.

Số dãy đấu nối tấm Pin bằng số đầu vào của inverter

Lắp đặt đấu nối các thiết bị bảo vệ, Aptomat AC, Cầu chảy, Chống sét van, hệ thống nối đất…

Lắp đặt đấu nối xông điện đến tủ điện tổng của hệ thống điện.

Lắp đặt kết nối Wifi theo hướng dẫn trong bảng hướng dẫn tải ứng dụng trên app-store hoặc CH-play

Các lưu ý lắp đặt hệ thống hòa lưới:

Cách lắp hệ thống năng lượng mặt trời có bình acquy lưu trữ

4. Tính toán lượng Oversize khi lắp đặt pin mặt trời

Tính toán lượng Oversize khi lắp đặt pin mặt trời
Tính toán lượng Oversize khi lắp đặt pin mặt trời

Nếu tổng công suất của hệ thống pin mặt trời lớn hơn công suất định mức của biến tần, chúng tôi gọi nó là quá khổ.

Vì vậy, chúng ta phải cài đặt quá khổ? Tất nhiên, không cần thiết, nhưng việc tính toán và lắp đặt khoa học quá khổ sẽ giúp cải thiện hiệu quả của toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời.

Khi tính toán số lượng quá khổ, chúng ta cần dựa trên thông số kỹ thuật của từng nhà sản xuất biến tần.

Bởi vì mỗi thương hiệu biến tần sẽ cho phép chỉ số quá khổ khác nhau và thường được viết là: “DC power max”, “PV Max” … Các nhà sản xuất biến tần thường cho phép trên 10% đến 30% theo công suất định mức. quy định.

Ngoài ra, dựa trên các điều kiện thực tế của việc cài đặt hệ thống ở các khu vực khác nhau, lượng quá tải có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, với thời tiết ở Việt Nam, khu vực phía Nam phù hợp với khoảng 10-20% quá khổ, phía bắc từ 15-30% quá khổ.

Ví dụ: Nếu bạn cài đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời 10Kwp, bạn luôn có thể cài đặt biến tần 10kw mà không cần tính toán quá khổ.

Hoặc bạn tối ưu hóa hệ thống bằng cách quá khổ bằng cách chọn biến tần 8kw hoặc 9kw để giảm chi phí và vẫn đảm bảo công suất đầu ra tương đương với biến tần 10kw.

Bởi vì theo khảo sát thực tế, công suất tối đa của các tấm pin mặt trời chỉ đạt khoảng 85% vào giữa một ngày nắng đẹp.

Điều này có nghĩa là nếu bạn cài đặt bảng điều khiển 1kwp, nó sẽ chỉ tạo ra 850w năng lượng vào buổi trưa và các thời điểm khác sẽ thấp hơn.

Lưu ý khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời:

II/ VẬN HÀNH HỆ THỐNG

1. Khởi động hệ thống

Đối với hệ thống hòa lưới, sau khi đã đấu nối hòa trực tiếp điện lưới, ta bật công tắc ON để mở hệ thống điện mặt trời hòa lưới.

Sau khi chế độ chờ kết thúc, ta kiểm tra hiện trạng của inverter và đèn hiển thị trên màn hình hiển thị đèn led hiển thị màu xanh lá cây, màn hình hiện công suất đầu ra thì hệ thống hoạt động bình thường.

Đèn led hiển thị đỏ, màn hình báo lỗi thì hệ thống hoạt động gặp sự cố. Cần kiểm tra thông số hệ thống và lỗi được ghi trên màn hình hiển thị (Fault). Nếu chưa khắc phục được, cần báo cho nhà sản xuất để giải quyết.

2. Vận hành hệ thống

Thông thường khi hệ thống đã hoạt động bình thường thì sẽ chuyển đổi tự động theo thời gian. Ta có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào màn hình hiển thị của inverter hoặc app điện thoại được kết nối qua wifi.

Vận hành khi sự cố: Khi hệ thống điện gặp sự cố, ta kiểm tra dòng lỗi trên màn hình hiển thị, rồi báo cho kỹ thuật viên để có hướng giải quyết.

Một số sự cố thường gặp khi sử dụng hòa lưới:

III/BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

1. Kiểm tra hiệu suất, vệ sinh tấm pin

Tùy vào môi trường từ khu vực, ta có thể kiểm tra hệ thống theo chu kì nhiều hay ít trong năm.

2. Kiểm tra hệ thống dây dẫn, thiết bị vận hành

Sau một thời gian vận hành, có thể dây dẫn và hệ thống chịu ảnh hưởng của môi trường hoặc tác động của con người hay các vấn đề khác, dẫn đến tiếp xúc chưa tốt, cần kiểm tra và khắc phục.

Để bảo trì – sửa chữa hệ thống được tốt chúng ta nên:

Trên đây là hướng dẫn chi tiết quy trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên để có thể sử dụng tốt và lâu dài hệ thống này thì chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và vệ sinh định kỳ để duy trì nguồn điện năng cho gia đình mình.

Nguồn: vietnamsolar.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *